Chuyển đến một căn nhà mới luôn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những rủi ro bạn thường gặp phải: ban công không an toàn, dò điện, … Các bậc cha mẹ cần chú ý hơn đến việc trông coi và tìm cách giữ an toàn cho trẻ khi chuyển đến nhà mới, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vậy cần lưu ý những gì khi chuyển đến nhà mới, bố mẹ theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1: Kiểm tra ban công và thiết kế an toàn trước khi cho trẻ chuyển đến
Bạn sắp chuyển đến một căn chung cư hoặc căn hộ trên tầng cao. Trước khi chuyển đến nhà mới, bạn cần khảo sát ban công, sân thượng cửa sổ, cầu thang…có an toàn hay không rồi mới cho trẻ em chuyển đến. Nếu ban công không đảm bảo các yếu tố an toàn, bạn cần xử lý trước hoặc gửi trẻ cho ông bà, người thân trông hộ thời gian ban đầu. Sau khi các xử lý an toàn ban công, sân thượng mới đón trẻ về.
Khi chuyển đến nhà mới, các bố mẹ khá bận rộn trong việc dọn dẹp, sắp xếp đồ nên thường không để ý đến các con. Các bé đến nhà mới lại thường có tâm lý khám phá, leo trèo dễ gây đến tai nạn đáng tiếc. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bé bị rơi từ cửa sổ chung cư xuống khi vừa chuyển đến nhà mới.
Ban công, cửa sổ như thế nào là toàn?
Theo các kiến trúc sư, ban công, cửa sổ nên thiết kế cao ít nhất một mét trở lên, để đảm bảo bé khó có thể trèo qua. Ở dưới nền ban công không được để chậu hoa, máy giặt, ghế ngồi hay các đồ dùng giúp các bé leo trèo.
Lan can ở ban công không được làm dưới 1m3 và không được làm song ngang. Bởi lan can ban công làm song ngang thì vô tình giúp các em bé dễ leo trèo, chơi đùa sẽ gặp nguy hiểm. Tốt nhất nên sử dụng song đứng, vững chắc, cao hơn 1m3. Khoảng cách giữa các lan can không được quá bốn inch (khoảng 10cm), đảm bảo ngay cả đứa trẻ nhỏ nhất cũng sẽ không thể chui qua.
Cửa sổ cũng phải có song rào chắn, khoảng cách giữa các song đủ hẹp để các bé không chui ra được. Sân thượng cần có lan can, nếu không đảm bảo cửa dẫn ra ban công khóa, không mở khi không có bố mẹ, người lớn ở đó.
Nếu ban công nhà mới không đủ an toàn, bố mẹ hãy làm ngay lưới an toàn, khung bảo vệ trước khi cho bé chuyển đến.
2: Kiểm tra kỹ ổ điện dây điện trong nhà
Ổ điện, dây diện cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Lần đầu đến nhà mới, cho trẻ tránh ra các vị ví có dây điện ổ điện nếu chưa được kiểm tra kỹ. Không nên cho trẻ đi chân trần ngay khi vừa chuyển đến nhà mới để giảm rủi ro giật cho dò điện.
Bạn kiểm tra hệ thống điện cố định ở nhà mới như cầu chì, cầu dao để đảm bảo an toàn khi lắp hệ thống dây điện. Việc này khá dễ nên bạn có thể tự làm được. Sau khi sắp xếp đồ dùng ổn định bạn hãy tiến hành lắp các thiết bị điện, vừa lắp đặt vừa kiểm tra độ an toàn của đường dây điện.
3: Dọn dẹp và lọc không khí trong nhà
4. Giáo dục con nhận thức về những nơi nguy hiểm
Hãy dạy con bạn cách nhận biết những nơi nguy hiểm và đặt ra các quy tắc đơn giản nhưng nghiêm ngặt. Ví dụ như: không được trèo lên chấn song, không trèo lên nội thất gần cửa sổ, không ra ngoài ban công chơi khi không có bố mẹ bên cạnh, không lại gần khu nhà bếp, nghịch ngợm bếp ga, phích nước nóng hay các đồ dùng như dao, kéo…
Với những bé nhỏ tuổi hơn, đã biết bò, bố mẹ không còn cách nào khác là theo sát con mọi lúc, mọi nơi vì chỉ cần rời mắt 1 lúc thôi là đã có thể xảy ra những sự việc vô cùng đáng tiếc. Nếu gia đình có giúp việc thì cũng phải nhắc nhở họ nghiêm túc về vấn đề này, không để họ chủ quan.
5. Đừng bao giờ để con 1 mình
Cách giữ an toàn tốt nhất cho trẻ khi đến nhà mới là không bao giờ để con 1 mình. Ngay cả khi trẻ đã lớn, biết đi, biết chạy nhảy. Vì trẻ con luôn hiếu động, tò mò về những thứ xung quanh, bé sẽ không lường trước được những nguy hiểm mình có thể gặp phải.
Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, hãy luôn trông chừng con, không để con chơi ở những khu vực nguy hiểm. Trường hợp có việc phải ra ngoài hoặc bận don dẹp, sắp xếp đồ, hãy nhờ một người lớn có trách nhiệm trông giúp con.